Các di chỉ khảo cổ Văn_hóa_Đa_Bút

  • Di tích khảo cổ học Đa Bút (Minh Tân, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) được phát hiện đầu tiên vào năm 1926. Kết quả khai quật đầu tiên cho biết đây là dạng di tích Cồn vỏ nhuyễn thể – Cồn hến như kiểu "đống rác bếp". Những di vật phát hiện đầu tiên như: rìu đá, cuốc đá, bàn nghiền, chày nghiến, đồ gốm đã cho biết di tích này có niên đại đá mới.
  • Di tích núi Hang Sáo (Quang Sơn, Tam Điệp, Ninh Bình) với nhiều hang động và mái đá có dấu ấn của cư dân văn hóa Hòa Bình và cư dân văn hóa Đa Bút sống cách ngày nay từ 5.000 đến 10.000 năm.
  • Di tích Đồng Vườn (Yên Thành - Yên Mô, Ninh Bình) là một di chỉ thuộc thời đại văn hóa Đa Bút. Đây là di chỉ cư trú ngoài trời ở Ninh Bình.
  • Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa (Hà Lĩnh, Hà Trung, Thanh Hóa). Được khai quật những năm 1979 - 80 trên diện tích 235 m2 xuất hiện nhiều di vật văn hóa Đa Bút.[3]
  • Cụm di tích hang ốc; Núi ốp (Yên Sơn, Tam Điệp, Ninh Bình) xuất lộ dấu ấn cư dân văn hóa Đa Bút và cư dân văn hóa Đông Sơn.
  • Di chỉ khảo cổ học Cồn Trũng (Phú Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) có niên đại thuộc giai đoạn từ sơ kỳ đá mới chuyển sang hậu kỳ đá mới thuộc văn hóa Đa Bút.
  • Cụm di tích hang Mo; hang Cò; hang Trâu; hang Hũ Ngoài; hang Hũ Trong; mái đá Thung Bình thuộc Khu du lịch Tràng AnNinh Bình có dấu ấn văn hóa Tràng An, văn hóa Hòa Bình và Đa Bút.
  • Di tích hang Khỉ (Đông Sơn - Tam Điệp, Ninh Bình) xuất lộ một số mảnh gốm cùng vỏ nhuyễn thể trên bề mặt, nơi đây có dấu ấn văn hóa Đa Bút.